Thursday 23 March 2023

Giải đáp Thánh Kinh (Mt 15: 22-27)

 

Giải đáp Thánh Kinh (Mt 15: 22-27)

Tại sao Chúa Giêsu nói : Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.
JB Trường Sơn



Hiện nay có rất nhiều người Việt vô tôn giáo đang có dã tâm đem Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo ra bôi lọ để mong hạ uy tín của tôn giáo này và làm cho tín đồ đạo này phải phân tâm xao xuyến. Tại sao họ muốn phá Thiên Chúa Giáo? Tại sao từ xưa đến trước năm 1975 họ không phá, mà chỉ có bây giờ khi Việt Cọng lên nắm chính quyền thì mới khởi động phong trào đánh phá Thiên Chúa Giáo ? Theo phương pháp điều tra hình sự, thì khi một ai cố ý phá cái gì thì sự phá hoại này ắt có lợi cho họ. Vậy chúng ta hãy xét coi Thiên Chúa Giáo hiện nay đang gây bât lợi cho ai ? Xin thưa : nó đang gây bất lợi cho Việt Cọng vì người Thiên Chúa Giáo luôn xem Cọng Sản là thù nghịch vì chúng phỉ báng và muốn triệt hạ Đấng Thiên Chúa của họ. Vì thế ai cũng tin rằng cái phong trào đánh phá Thiên Chúa Giáo hiện nay chắc chắn là do bọn Việt Cọng phóng ra hầu triệt tiêu sức đối kháng của tôn giáo này. Tay sai của chúng được lồng trong các thành phần bất mãn của xã hội, nhưng đặc biệt là bọn Phật Giáo Ấn Quang “Phản Thích Ca” đã một thời làm mưa làm gió tại miền Nam Việt Nam để mong thống trị đất nước này bằng Giáo Quyền Độc Tôn noi theo gương độc tài của Ayatollah Khomeini ở nước Iran. Nhưng vì giấc mộng thống trị đó bất thành cho nên khối Phật Giáo Phản Thích Ca này vẫn hoài vọng mong có một cơ hội khác để tiếp nối giấc mộng vàng đó, và bọn Việt Cọng đã nhìn thấy sự thèm khát của họ cho nên đã tương kế tựu kế dùng họ như con cờ trong ván bài đánh đổ Thiên Chúa Giáo.
Đứng trước hoàn cảnh gay cấn của cuộc bách hại tôn giáo này, một bên bị Việt Cọng đàn áp, một bên bị bọn Phản Thích Ca uy hiếp và lủng đoạn tinh thần thì nhiệm vụ của người trung thành với Thiên Chúa phải làm gì ? Đó là phải vô hiệu hóa phong trào chống đạo này, tức là khi chúng nhắm bắn vào mục tiêu nào thì người hiểu biết phải lái mục tiêu đó ra khỏi tầm bắn của chúng để tránh đổ vỡ thiệt thòi. Chúng nhắm đánh vào những sai lầm của Kinh Sách Thiên Chúa Giáo thì những kẻ trung thành với Chúa phải ra sức giải thích minh bạch cho Lời của Kinh Sách đó được sáng ngời lên chân lý và sự thật. Chúng nó xuyên tạc Thiên Chúa là đấng hung bạo thì chúng ta phải chứng minh rằng những lời họ chỉ trích là sai lầm vì đã căn cứ trên những điều viển vông và phàm tục.
Tôi đã từng cố sức làm nhiệm vụ này nhưng lại có nhiều tín hữu thiếu thiện chí và hiểu biết lại cho rằng tôi “phá đạo” vì dám loại bỏ những điêu sai lầm đã và đang mang lại rạn nứt và rách nát trong giáo huấn tôn giáo. Lối chỉ trích của họ hoàn toàn giống giới kinh sư và luật sĩ thời xưa đã kết án Chúa Giêsu là dám sửa đổi Kinh Thánh. Họ chỉ trích tôi như vậy nhưng lại không đủ lý lẽ để biện giải rằng lời kết án của họ là đúng.
Mong rằng những người này tự soi xét lại bổn phận bênh vực Thiên Chúa của mình trước sự xuyên tạc của kẻ ngoại đạo để thấy rằng sự cần thiết hiện nay là phải làm gì ích lợi chứ không phải chỉ biết bảo thủ những điều tự mình cho là đúng, bất chấp cả chân lý và lời Chúa Giêsu răn dạy, họ cần phải biết phận biệt đúng sai để chấn chỉnh niềm tin hầu giúp canh tân giáo hội ngày càng thánh thiện hơn.
Chúa Giêsu dạy rằng : Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (Matthew 5:29-30). Mắt và tay đều là những phần quan trọng của cơ thể con người, nhưng Chúa Giêsu lại nói chúng cần phải bị cắt bỏ đi nếu chúng gây nguy hiểm cho sự sống còn của cơ thể. Tôi đã theo lời dạy của Chúa Giêsu nên đã cố gắng cắt bỏ cánh tay trái của giáo lý Thiên Chúa Giáo là sách Cựu Ước vì hiện nay sách này đang trở thành ung độc và chắc chắn sẽ gây đổ vở và rách nát cho Thiên Chúa Giáo. Chúa Giêsu đã thấy rõ điều này và đã khuyên các môn đồ chỉ nên đi rao giảng giáo lý mà Ngài đã truyền dạy thôi (Matthew 28:20), tức là rao giảng Tân Ước, thế nhưng những kẻ bảo thủ vẫn ngoan cố xữ dụng và phổ biến Cựu Ước của người phàm, muốn gắn mãi cánh tay trái ung nhọt này vào cơ thể của Giáo Hội. (quý vị có thể đọc bài viết phê bình Cựu Ước của JB Trường Sơn ở trang "Thánh Kinh Cựu Ước chỉ là giai đoạn khai quang")
Có một điều rất kinh ngạc là những kẻ lâu nay khư khư ôm chặt lấy Cựu Ước và cho đó là “lời Chúa” thì lại câm miệng hến, thụt cổ rùa, đưa mạt trơ, và lắm lúc những kẻ này bị thất lý đến cứng họng không dám hó hé biện luận với những kẻ chống đạo đang ra sức đả kích, mang những điều mô tả hung bạo, sát nhân, dâm loạn để bôi lọ đấng Thiên Chúa của mình khiến họ trở nên tức tối rồi buộc miệng chưởi rủa thô tục, tự bôi lọ lên nhân cách của mình !! Đó là một thái độ hèn nhát và thiếu trí tuệ. Phải chăng hành động này của họ đã ứng nghiệm đúng với lời của Chúa Giêsu nói rằng :"Họ mù mà lại dẫn đàng cho lũ mù. Mù mà dẫn đàng cho mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố" (Mt 15:14) Có thể hiểu câu này theo nghĩa là ông thầy giáo Cựu Ước mù lại giành vai trò hướng dẫn cho đám tín đồ đui thì cả đám sẽ lăn cù xuống hố bể đầu sứt trán. Điều cần thiết ở đây là kẻ tín đồ đừng nên đui để tránh cái hố mà ông thầy Cựu Ước đang dẫn họ vào !!



Sau đây là một đoạn trích từ bài viết của kẻ ngoại đạo đả kích Thánh Kinh, tôi cảm thấy có bổn phận phải trả lời để giải thích cho những sai lầm của họ.
Những gì họ phỉ báng ở Cựu Ước thì tôi không cần đếm xỉa vì tôi đã xem Cựu Ước không phải là lời Chúa. Tôi chỉ trả lời cho những thắc mắc về Tân Ước mà thôi vì Tân Ước mới là nền tảng của Đức Tin Công Giáo. Sau đây là phần trích dẫn bài đả kích của những kẻ ngoại đạo. Những đả kích của họ có những chữ thêm bớt để gia tăng sức đánh phá, nhưng tôi không cần chỉnh đổi vì lời giải thích sẽ vô hiệu hóa những xuyên tạc này :
NHỮNG ĐIỀU TRONG TÂN ƯỚC BỊ CHỈ TRÍCH VÀ NHỮNG CÂU GIẢI THÍCH

Chỉ trích 1. Thánh Kinh Mathiơ (Matthew 15: 22-27): viết, một hôm có người đàn bà Canaan (Palestin bây giờ) đến kêu xin Chúa Giê-su chữa bệnh cho con gái bà bị quỷ ám. Ngài không trả lời. Các môn đồ đến gần và xin Thầy bảo bà về vì bà cứ đi theo làm ồn sau lưng chúng ta. Chúa đáp: “Ta được sai xuống chỉ để cứu giúp con chiên Do Thái lạc loài mà thôi” (I am not sent but onto the lost of sheep of the house of Israel). Nhưng bà vẫn đi theo cầu xin. Chúa trả lời thẳng “không nên lấy bánh mì của con dân Do Thái mà cho chó ăn”(it is not meet to take the children bread, and cast it to dogs).
* LB: Ý nói, Ta giáng thế chỉ để cứu rỗi người Do Thái mà thôi, bà nầy người Palestin nên ta không có bổn phận cứu giúp (chữ THE, tôi in đậm, là ‘mạo từ xác định’ đối tượng đã nói ở câu trước. Có nghĩa là “bánh mì” CỦA người Do Thái, chứ không phải bánh mì của con cái như vài người cố ý dịch sai. Chữ “dogs”ám chỉ những người trên thế giới ngoài Do Thái)
Như thế, chúng ta là con chiên Việt Nam không có hy vọng được Chúa cứu rỗi, nếu thực sự Chúa có thể cứu. Ngay cả người Do Thái, đến ngày tận thế, Chúa cũng chỉ cứu 144 ngàn người có dấu ấn trên trán mà thôi (Kinh Thánh cuốn Khải Huyền (Revelation, 14:1-5).

Giải thích 1 : câu Matthew 15: 21-27:
Mục đích của người nêu ra câu Kinh Thánh này là để chỉ trích Chúa Giêsu ở 2 điều :

1a- Ngài nói Ngài đến chỉ để cứu các chiên lạc của nhà Israel mà thôi, vì thế Ngài không ích lợi gì cho toàn thể nhân loại cho nên không thể gán cho Ngài danh hiệu là đấng Cứu Thế (cứu cả thế giới).
1b- Ngài gọi nhũng người ngoại đạo đến xin ân huệ từ Ngài là Chó, như vậy là khinh người quá đáng !

Giải thích cho điều 1a = Chúa Giêsu không tự ý đặt cho mình nhiệm vụ giới hạn là “chỉ cứu giúp các con chiên lạc của Do Thái” mà đó là điều được nêu ra trong kinh nhật tụng Shemoneh Esrei (có nghĩa là 18 lời cầu nguyện) còn gọi là Amidah (kinh Đứng Mà Đọc - The Standing prayer) đã có từ lâu đời của Do Thái Giáo (không do Thiên Chúa dạy bảo mà do họ tự đặt ra để nuôi niềm hy vọng) về 7 nhiệm vụ chính của đấng Messiah là cứu tinh mà dân Do Thái mong đợi như sau : (ref. http://en.wikipedia.org/wiki/Amidah)
1- để gom dân Do thái lại sau cơn lưu đày (lời cầu thứ 10 trong kinh) đám dân lưu đày này được xem là những con chiên lạc của Do Thái. Đây chính là điều mà Chúa Giêsu lập lại qua câu : "Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.”


Dân Do Thái bị lưu đày
2- để phục hồi lại tòa án công lý cho dân tộc (lời cầu thứ 11) .
3- để chấm dứt sự xấu xa, tội lỗi và lạc đạo (lời cầu thứ 12).
4- để thưởng công cho người công chính (lời cầu thứ 13) .
5- để xây dựng lại đền thờ Jerusalem (lời cầu thứ 14).
6- để nói tiếp dòng dỏi của vua David (lời cầu thứ 15).
7- và để phục hồi lại việc thờ phượng Thiên Chúa tại đền thờ. (lời cầu thứ 17), (người Do Thái xem đền thờ Jerusalem là trung tâm của niềm tin Do Thái Giáo).
Tại sao Chúa Giêsu lại phải lập lại lời ghi trong kinh nhật tụng Shemoneh Esrei trước khi thi hành nhiệm vụ cao cả của Ngài là cứu vớt mọi kẻ đau thương và tội lỗi, mà dân Do Thái chỉ hạn hẹp dành ân huệ này cho số dân tộc bị lưu đày của họ thôi ? Bởi vì Ngài luôn luôn bị giới luật sĩ bám sát để theo dỏi xem Ngài có phạm luật hay không, mong có cơ hội chỉ trích và phỉ báng Ngài.
Thời sinh tiền Đức Giêsu là tín đồ của Đạo Do Thái cho nên Ngài bi các lãnh đạo tôn giáo dòm ngó rất kỹ, vì thế mỗi lần chữa bệnh cho người nào ở ngoài phạm vi của lề luật hoặc cho phép môn đồ của Ngài làm điều gì, Ngài đều phải cân nhắc lề luật để khỏi vi phạm khiến tạo sự phản đối của những nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó, cũng vì vậy mà khi người ngoại đạo (không thờ Thiên Chúa) đến để xin ân huệ từ Ngài thì Ngài phải công khai tuyên xưng lề luật của đạo trước để cho mọi người nghe rõ và đừng bắt bẻ, sau đó Ngài mới bắt đầu biện luận để mở đường thoát cho những hành động phóng khoáng của Ngài hầu giúp đỡ cho hết mọi người không phân biệt ngoại đạo, kẻ tội lỗi hoặc các giai cấp bị khinh bỉ trong xã hội Do Thái. Và Ngài đã làm được điều đó khi chữa bệnh cho người ngoại dạo cũng như chữa lành cho các người bệnh tật trong ngày Lễ Sabbath là ngày mà luật đạo cấm không được lao động.
Đạo Do Thái thời của Chúa Giêsu rất kỳ thị với lớp người tội lỗi và những người ngoại đạo không thờ Thiên Chúa, họ luôn cho rằng những kẻ không thờ phượng Thiên Chúa là kẻ thù của Ngài cho nên không ai được giúp đỡ và cầu nguyện cho những kẻ này, đồng thời cũng xem những lớp dân thu thuế, đĩ điếm là không xứng đáng đứng trước mặt Thiên Chúa để hành lễ và thờ lạy. Do đó khi người đàn bà xứ Cana (không theo đạo Do Thái - Judaism) đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho con gái của bà thì Ngài phải nói lên luật đạo trước để cho mọi người nghe là không chữa cho người ngoại đạo để họ không bắt bẻ Ngài là đi sai luật đạo.
Tuy nhiên sau đó Ngài lại vin vào kinh sách để biện luận ra ngoài lề luật Do Thái rằng hễ ai có lòng sám hối và tin vào Thiên Chúa, bất kể họ thuộc dân tộc nào, tầng lớp xã hội nào thì họ cũng xứng đáng được hưởng ơn của Thiên Chúa, mà còn hơn thế nữa, vì họ đã đặt lòng tin vào Thiên Chúa cho nên họ sẽ được quyền phán xét những người mang danh con cái của Thiên Chúa nhưng lại không có lòng tin và chịu sám hối tội lỗi của mình. Ngài nói rằng : Trong cuộc phán xét, dân thành Ni-ni-vê [8 BC, thuộc Iraq, vốn là ngoại đạo] sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ [những con cái của Chúa không tin vào đấng Messiah của Thiên Chúa ], vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông [ tiên tri] Giô-na rao giảng; mà đây [ Giêsu] thì còn hơn ông Giô-na nữa. Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương Nam [ tên là Sheba của xứ Ethiopia ngoại đạo, 10 BC] sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn [ để tìn vào Chúa]; mà đây [ Giêsu] thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. (Matthew 12:39:42). Ngoài ra Ngài cũng dành quyền từ khước ban ân huệ của Thiên Chúa xuống cho những kẻ kiêu ngạo, tự cho là đang ở trong ơn huệ thừa mứa của Thiên Chúa khi nói rằng : "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này (tức câu Proverb 21:3): "Ta muốn lòng chính trực và công lý [của loài người đối với tha nhân] chứ đâu cần lễ tế [của loài ngươi đối với Ta]”, tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Matthew 9:12-13).
Tại sao Ngài lại phải nói thêm câu này ? Ấy là vì giới luật sĩ luôn kiêu ngạo rằng mình là con cái của Thiên Chúa, giữ đúng lề luật cho nên có quyền ưu tiên giành giựt mọi ơn huệ của Thiên Chúa về phần mình mà gạt những kẻ tội lỗi hoặc ngoại đạo ra xa Thiên Chúa. Với câu trên, Chúa Giêsu gián tiếp xác nhận là ơn huệ của Thiên Chúa sẽ không đến với những kẻ tự cho mình là thánh thiện và lành mạnh. Các giới luật sĩ thường tự vỗ ngực mình là con cái của tổ phụ Abraham được mọi quyền ưu tiên nơi Thiên Chúa cho nên khinh dể lớp tiện dân vì thế họ cũng đã từng bị tiên tri Gioan Tẩy Giả (John the Baptist) mắng rằng: “… đừng vội nghĩ bụng rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham; vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa." (Luke 3:8-9)
Nhờ chứng minh rằng Thiên Chúa là nhân từ không thiên vị kẻ sang người hèn, kẻ nội tộc hay là ngoại bang, Chúa Giêsu đã vượt qua được bức rào lề luật khắt khe của Do Thái giáo.
Đứng trước lòng tin mạnh mẽ của người đàn bà ngoại đạo này, Chúa Giêsu đã nhìn thấy trong dòng dõi của hạng người ngoại đạo còn có kẻ ngoại lệ biết tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa cho nên đã vui lòng chữa lành cho con gái của bà ta.
Vì đã nhân danh một câu trong kinh sách rằng “Thiên Chúa yêu chuộng lòng nhân từ của con người hơn là sự vâng lời lề luật của họ” cho nên Đức Giêsu đã chữa lành bệnh cho người ngoại đạo mà không còn bị các kinh sư phê phán và kết tội.
Kết luận: Đức Giêsu đến trần thế, len lỏi qua lề luật khắt khe của Do Thái Giáo để ban ơn cho bất cứ ai miễn là họ biết sám hối và tin tưởng ở Thiên Chúa chứ không giới hạn như lề luật đạo ấn định.
Giải thích cho điều 1b : : Gọi kẻ ngoại đạo bằng CHÓ
Trong giáo huấn của Chúa Giêsu có câu "Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.” (Mt 7:6)
Câu này hàm ý rằng những kẻ chà đạp giáo huấn của Thiên Chúa đều được xem là lũ vô tri như HEO CHÓ. Vì thế những kẻ ngoại đạo chỉ biết phủ nhận Thiên Chúa đã bị dân Do Thái gọi là CHÓ thì không phải là quá đáng vì họ luôn phỉ báng Thiên Chúa một cách vô tri (như bọn chống đạo hiện nay, hoàn toàn vô tri như súc vật !) . Họ không thể được xem là con cái của Chúa, là anh em trong nhà được. Mọi tạo vật về mặt sinh lý đều có giá trị ngang nhau trước mặt Thiên Chúa, tuy nhiên về mặt tâm linh thì lại khác nhau, một con chó mà trung thành với chủ, biết bảo vệ chủ của mình thì nó còn quý giá hơn một thằng con ruột mà phản bội cha của nó, đi đâu cũng phỉ báng và bôi lọ cha nó với mọi người. Vì thế gọi ai là CHÓ thì còn êm ái nhẹ nhàng hơn là gọi nó là thằng phản cha, phản Chúa, vì con chó luôn trung thành chứ không bao giờ phản chủ cho nên đáng quý hơn. Có một tên cựu chủng sinh bỏ đạo tên là Bùi Văn Chấn, xưa là Trung Tá QLVNCH, nhưng kể từ khi vượt biên ra hải ngoại, rồi bị quỷ nhập nên tham gia cọng tác với nhóm “Phật Giáo Giao Điểm Phản Thích Ca” viết bài vở chống đạo và chống Chúa dưới bút hiệu là Charlie Nguyễn, nó bị gia đình vợ con đá ra khỏi nhà và được nâng đỡ bởi nhóm Giao Điểm cung cấp nhà ở và đầy đủ dụng cụ máy móc để viết lách. Nhưng sau đó nó đã chết sớm (ở tuổi 55) vì bệnh ung thư, và hiện nay nó không xứng đáng để được gọi là CHÓ vì con chó còn được ơn phước của Thiên Chúa còn hơn là tên này.
Chúa Giêsu có thân phận cao cả vượt hẳn con người bình thường vì Ngài là con của Thiên Chúa, đấng tạo dựng ra loài người và loài chó vv… Đáng ra loài chó đáng được Thiên Chúa yêu thương hơn cả loài người vì chúng là tạo vật luôn trung thành với chủ, nhưng bởi lẽ chó không được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa như con người nên nó đành phải bị thấp kém hơn con người, và nhất là những con người biết thờ phượng đấng Thiên Chúa tạo dựng ra họ ! Tuy nhiên con chó dưới bàn ăn của chủ còn được yêu thương và quý trọng hơn thằng con phản cha đang đứng bên nhà hàng xóm hậm hực nhìn qua muốn về đốt nhà cha của nó !
Khi người đàn bà ngoại đạo đến xin ơn huệ với Chúa Giêsu và tự thừa nhận mình là thân phận con chó dưới bàn ăn của Thiên Chúa thì Đức Giêsu đã nhận ra người đàn bà này quả thật khiêm nhượng trước Thiên Chúa và có lòng tin mãnh liệt vào Ngài cho nên Đức Giêsu đã ban tặng ân huệ chữa lành bệnh quỷ ám cho con gái của bà, mà còn khen ngợi đức tin của bà nữa. Vì thế muốn dự vào bàn ăn của Thiên Chúa thì phải là kẻ tôn kính thờ phượng Ngài, hoặc dù là thân phận con chó mà biết ngoắc đuôi vui mừng trước chủ thì nó cũng được dự phần.
Nếu hiện nay có kẻ phê bình Chúa Giêsu khinh người thì kẻ đó chưa hiểu gì về giá trị của người và chó trước Đấng tạo đụng ra họ. Thiên Chúa không khinh dể con chó vì chính tay Ngài đã dựng ra nó. Tuy giá trị con chó thua con người nhưng nếu con người phản bội Thiên Chúa thì con người ắt phải thua con chó ! Vì vậy những kẻ nào luôn chống đối với Thiên Chúa hoặc tự kiêu không thèm đón nhận ân huệ từ Thiên Chúa thì hẳn họ sẽ bị gọi là THUA CON CHÓ và bị từ chối mọi ân huệ, đó là lẽ tất nhiên.
Trong thực tế, có những kẻ ngoại đạo, giả dạng ngoan đạo vào nhà thờ để rước bánh thánh (mà người Thiên Chúa Giao tin là đó là Thánh thể Chúa Giêsu), và sau đó mang ra ngoài nhà thờ nhổ xuống đất và chà đạp dưới chân để tỏ lòng thù hận Thiên Chúa. Vậy những kẻ như thế có cần phải đòi hỏi được Chúa Giêsu đải ngộ không ? Chắc chắn là không, họ sẽ bị gọi là THUA CON CHÓ và người tín hữu tin rằng họ sẽ khốn nạn hơn con chó sau khi họ chết đi.
Vì thế khi Chúa Giêsu nói câu : "Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó" (Matthew 15:26) thì không có nghĩa là Ngài khinh dể người đàn bà xứ Cana mà là nói trong ví dụ khi đang ở bàn ăn. Nếu quý vị muốn cho câu nói trên dễ nghe hơn thì quý vị sẽ đổi ra như thế nào ? Không lẽ nói rằng : Không nên lấy bánh dành cho con cái ném cho con chim, con thằn lằn hay con chuột, hay cho con cái của hàng xóm ?? Nếu quả thật có con chim hay con chuột đứng gần bàn ăn và Chúa Giêsu đổi tên con chó thành con chim hay con chuột thì người ta sẽ chỉ trích Ngài ra sao ?? Bởi lẽ dưới bàn ăn chỉ có con chó cho nên Ngài nêu danh nó ra thôi. Chỉ có người Việt cho chó ăn “cứt” và hay đánh đập nó cho nên mới khinh thường chó mà thôi, chứ ở bên Mỹ thì chó có thức ăn bào chế riêng cho nó và thuộc giai cấp được quý mến hơn cả người. Có một điều oái oăm là người Việt cho cá tra ăn cứt rồi sau đó mang nó lên bàn ăn để xơi lại nhưng lại không khinh thường con cá tra, mà lại đi khinh thường con chó cũng thật là lạ !!


Người Việt ăn thịt chó nhưng lại khinh con chó


Những người yêu thương chó thì luôn xem chó là bạn trung thành của mình
Tôi thường gọi những tên phỉ báng Thiên Chúa bằng CHÓ DẠI và tôi cho đó là cách gọi thích hợp cho chúng.
Kết luận: Gọi ai là chó thì không phải lúc nào cũng khinh dể người đó vì có rất nhiều người gọi con trai cưng của mình là chó để nựng nịu và chìu chuộng. Tôi quen một gia đình ở quê nhà họ đặt tên cho hai đứa con trai của họ là Chó Anh và Chó Em, mjìmg 3 trong khai sinh thì có tên khác. Hãy xem người hành khất họ thương yêu con chó của họ như thế nào thì biết giá trị của con chó đối với con người còn có giá trị tin cậy hơn cả những kẻ mang dạng người mà lòng dạ thì gian trá xảo quyệt hơn cả quỷ ma.
-----------